Sân bóng có bề mặt đa dạng tùy thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. Việc hiểu rõ về mặt sân bạn thường chơi sẽ giúp ích trong việc chọn giày để tăng khả năng thi đấu cũng như giảm chấn thương. Cùng Sporta tìm hiểu các loại sân cỏ phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

  • Firm Ground/FG

    Mặt cỏ tự nhiên có bề mặt khô, nền đất cứng, ít được tưới nước hoặc tại khu vực không có mưa nhiều, cỏ dài (từ 10mm trở lên). Các sân cỏ thật ở Việt Nam (sân Mỹ Đình, Thống Nhất, Vinh,…) hầu hết là sân cỏ Firm Ground. Loại cỏ cho sân này thường là cỏ Bermuda – thực chất là họ hàng với cỏ gà, có mật độ dày và độ che phủ tốt, phục hồi nhanh nên phù hợp với đặc thù của sân bóng là chịu va chạm mạnh.

Cỏ sân Firm Ground có mật độ dày và cứng

  •  Soft Ground/SG
    Sân cỏ tự nhiên có bề mặt ẩm, nền đất mềm, cỏ ngắn (dao động 8-10mm) ở những nơi mưa nhiều hoặc được tưới nước thường xuyên và trước mỗi trận đấu. Phổ biến ở các câu lạc bộ và giải đấu chuyên nghiệp Châu Âu cũng như các nước phát triển ở Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,…)

Sân bóng Soft Ground nền đất mềm, cỏ ẩm

  •  Artificial Grass/AG
    Thảm cỏ được dệt từ sợi nhân tạo. Khi bóng đá ngày một trở nên phổ biến trên toàn cầu như hiện nay, rất nhiều sân cỏ chuyển sang sử dụng thảm cỏ nhân tạo. Có độ dài nhất định. Chất lượng ổn định, không đòi hỏi chăm sóc thường xuyên như cắt tỉa và tưới ẩm. Tuy nhiên tuổi thọ ngắn và cần bảo dưỡng định kỳ.

Cỏ nhân tạo đang ngày một trở nên phổ biến

  • Turf/TF

    Thảm được dệt từ sợi nhân tạo. Ngắn hơn Cỏ nhân tạo (Artificial grass)

         Ưu và nhược điểm tương tự AG.

Tuft – Sân cỏ nhân tạo có độ dài cỏ ngắn

  •  Indoor/IC 
    Mặt sân bóng bằng phẳng và cứng như sân trong nhà, sân sàn gỗ hoặc sân xi măng. Phổ biến ở Việt Nam là sân futsal cho đội hình 5 người. Chất liệu sân là gỗ hoặc vật liệu nhân tạo bằng phẳng, mịn màng.

Sân trong nhà ngày một phổ biến, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Mặt sân banh yêu thích của bạn là gì? Comment bên dưới nhé!