Để có được những thành tựu như hiện nay, bóng đá Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử tương đối dài. Là một fan hâm mộ của môn thể thao vua, bạn có biết bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào không?
Là một trong những môn thể thao hiện đại được du nhập vào Việt Nam sớm nhất (khoảng đầu thế kỷ 20), bóng đá nhanh chóng được đón nhận và phát triển mạnh mẽ, kể cả trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc.
Ở vào thời điểm này những công chức, thương gia, binh lính người Pháp đã tổ chức và chơi bóng đá không chuyên ở Việt Nam. Ban đầu, chưa có các sân vận động nên những người Pháp đã chơi bóng tại công viên thành phố (ngày nay gọi là công viên Tao Đàn). Vì chơi bóng ở nơi công cộng và bóng đá cũng là một môn thể thao dễ chơi nên nhanh chóng được lan tỏa  đến với những người Việt.

Trận đấu bóng đá chính thức đầu tiên
Sự kiện đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp - Việt. Đây được coi là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Trận đấu quốc tế chính thức đầu tiên
Đến năm 1928, những người Việt Nam đã đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam (tại Sài Gòn). Tổ chức này đã cử một đội tuyển bóng đá chính thức đầu tiên của Việt Nam sang thi đấu quốc tế ở Singapore.

Logo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Năm 1994, Ban Chấp hành LĐBĐVN nhiệm kỳ II tổ chức cuộc thi vẽ mẫu biểu trưng LĐBĐVN và đã nhận được 32 bài thi của hơn 20 hoạ sỹ trên cả nước đã gửi về.
LĐBĐVN đã mời các hoạ sỹ danh tiếng của Hội Mỹ thuật VN, các giảng viên Trường Mỹ thuật tham gia Ban Giám khảo và tiến hành chấm thi theo các quy định. Kết quả, mẫu của hoạ sỹ Nguyễn Ngọc Thân (Tổng cục TDTT) trúng giải Nhất, được LĐBĐVN chọn làm biểu trưng chính thức của Liên đoàn. Ngày 28/4/2008, Ban chấp hành LĐBĐVN đã chính thức ra quyết định công bố sử dụng biểu trưng (logo) mới của LĐBĐVN trong mọi giao dịch có liên quan từ ngày 01/5/2008. Việc sử dụng biểu trưng cũ kết thúc vào ngày 31/12/2008.
#Bong da #lich su bong da #bong da Viet Nam

Bài viết liên quan

Khi

Khi bóng đá kết nối bản sắc

Bóng đá không chỉ là một môn thể thao mà còn được ví như một hiện tượng văn hóa toàn cầu, thu hút hàng triệu người hâm mộ không kể biên giới và rào cản châu lục.